Biểu tượng môn thể thao Olympic qua các thời kì
Bộ hình tượng đại diện cho các môn thể thao là một phần đặc sắc không thể thiếu trong mỗi kì Olympic.
Được giới thiệu lần đầu tiên ở London 1948, nhờ thiết kế thanh nhã và có tính ứng dụng cao, hình đại diện này ngày càng phát triển về tính nghệ thuật. Đặc biệt, mỗi nước chủ nhà đều cố gắng thiết kế bộ ảnh này sao cho đậm đà bản sắc dân tộc nhất.Dưới đây là mẫu ảnh của 12 kì Olympic gần đây nhất.
1. Tokyo 1964
Bộ hình này chỉ gồm hai màu đen trắng với các họa tiết được lược giản tối đa, vừa đủ miêu tả những chi tiết đặc sắc nhất của môn ấy.
Giám đốc nghệ thuật: Masasa Katzumie. Thiết kế đồ họa: Yoshiro Yamashita. |
Ngoài thiết kế 20 bộ hình đại diện cho các môn thể thao, còncó 39 bộ hình khác xuất hiện trên các bảng hiệu và tờ rơi hướng dẫn cho khán giả và phóng viên.
2. Mexico 1968
Giám đốc nghệ thuật: Manuel Villazonvà Mathias Goerlitz. Thiết kế đồ họa: Lance Wyman và Eduardo Terrazas. |
3. Munich 1972 và Montreal 1976
4. Moscow 1980
Theo yêu cầu được đưa ra, một số sinh viên tốt nghiệp từ các trường nghệ thuật trong toàn nước Nga sẽ tham gia thiết kế bộ hình đại diện cho Thế vận hội Olympic 1980. Với sự cố vấn của Học viện Mỹ thuật Công nghiệp, ban tổ chức đã chọn tác phẩm của Nikolai Belkow, một sinh viên tốt nghiệp từ trường Nghệ thuật Mukhina.
Mẫu thiết kế này được đánh giá cao vì dễ nhận biết và cách thức thiết kế đơn giản nhưng sáng tạo. Các biểu tượng có viền ngoài tròn trịa, mềm mại do sự sắp xếp những vòng tròn tạo góc 30 – 60 độ.
5. Los Angeles 1984
Bright đưa ra sáu tiêu chí cơ bản và rạch ròi cho một bộ biểu tượng “chất lượng”:
+ Thông điệp rõ ràng: bản thân mỗi tấm hình phải khiến mọi người, dù đến từ bất kì quốc gia nào, nhận ra và hiểu được.
+ Nhất quán: biểu tượng mỗi môn thể thao phải được thiết kế theo đúng đặc điểm của môn ấy, căn cứ theo dụng cụ thể thao hay tư thế thi đấu.
+ Dễ nhìn: hình ảnh có thể được nhận diện từ xa và vẫn giữ được hình ảnh ngay cả khi in nổi hay in chìm trên bất kì chất liệu nào.
+ Linh động: bộ ảnh nên tập trung vào hình tượng nhân vật một cách độc lập, không nên thiết kế nhân vật phụ thuộc vào bộ khung của hình.
+ Nghệ thuật: đặc trưng văn hóa của nước đăng cai cần được thể hiện tinh tế trong mỗi biểu tượng.
+ Hòa hợp: bộ ảnh cần phải có sự phối hợp ăn ý với logo của nước đăng cai và linh vật.
6. Seoul 1988
Bộ ảnh đại diện các môn thể thao mà Seoul chọn có điểm đặc biệt khi thể hiện sự phân biệt rõ ràng giữa phần thân, tay và chân của vận động viên.
7. Barcelona 1992
Trong thiết kế khá sáng tạo này, Trias dựa trên ý tưởng của Olympic Munich 1972 nhưng đã tiến thêm một bước mới khi loại bỏ hoàn toàn cấu trúc hình học thông thường. Thay vào đó, ông sử dụng những nét chấm, phẩy, gạch thẳng, lắp ghép thích hợp với nhau mà không cần kết nối, nhưng vẫn tạo ra hình ảnh đặc trưng cho các môn thể thao.
8. Atlanta 1996
Thành phố Atlanta chọn bộ biểu tượng khá bắt mắt với hình ảnh các môn thể thao màu đen trên nền màu cam. Đây là một sự phối màu theo lối cổ điển. Cách thể hiện hình ảnh cũng cầu kì, chi tiết, thậmchí thể hiện rõ các cơ bắp của vận động viên.
9. Sydney 2000
Sydney lại chọn cách thể hiện có phần vui nhộn và phá cách hơn hẳn. Bộ khung ảnh không còn đơn độc một màu như trước đây mà có sự phối trộn nhiều màu sắc linh hoạt.
10. Athens 2004
Bộ ảnh đại diện của thành phố Athens được đánh giá là đậm đà bản sắc dân tộc nhất. Nền cam của bức ảnh được cách điệu từ những mảnh đồ gốm nổi tiếng của HyLạp. Còn thiết kế dáng người nhân vật là sự tái hiện sáng tạo các họa tiết trên gốm xưa. Có thể xem mỗi bức ảnh là một bức phù điêu đẹp về các môn thể thao, gợi nhớ lại những kì Olympic xa xưa đầu tiên.
11. Bắc Kinh 2008
Tương tự như Athens, các nhà thiết kế của Trung Quốc cũng sáng tạo nên một bộ ảnh biểu tượng đặc trưng cho dân tộc mình. Ý tưởng này được lấy từ chính bộ chữ tượng hình của Trung Quốc.
12. London 2012
London năm nay lựa chọn cách thiết kế hiện đại, phối hợp nhiều màu sắc giống như Sydney 2000. Tuy nhiên, màu sắc của Luân Đôn có phần tươi sáng hơn và các nét vẽ cũng chi tiết chứ không cách điệu.
Thiết kế đồ họa: OtlAicher, giám đốc Viện nghiên cứu đồ họa Higher ở Ulm. |
Theo yêu cầu được đưa ra, một số sinh viên tốt nghiệp từ các trường nghệ thuật trong toàn nước Nga sẽ tham gia thiết kế bộ hình đại diện cho Thế vận hội Olympic 1980. Với sự cố vấn của Học viện Mỹ thuật Công nghiệp, ban tổ chức đã chọn tác phẩm của Nikolai Belkow, một sinh viên tốt nghiệp từ trường Nghệ thuật Mukhina.
Thiết kế đồ họa: Nikolai Belkow. |
5. Los Angeles 1984
Thiết kế đồ họa: Keith Bright và các cộng sự. |
+ Thông điệp rõ ràng: bản thân mỗi tấm hình phải khiến mọi người, dù đến từ bất kì quốc gia nào, nhận ra và hiểu được.
+ Nhất quán: biểu tượng mỗi môn thể thao phải được thiết kế theo đúng đặc điểm của môn ấy, căn cứ theo dụng cụ thể thao hay tư thế thi đấu.
+ Dễ nhìn: hình ảnh có thể được nhận diện từ xa và vẫn giữ được hình ảnh ngay cả khi in nổi hay in chìm trên bất kì chất liệu nào.
+ Linh động: bộ ảnh nên tập trung vào hình tượng nhân vật một cách độc lập, không nên thiết kế nhân vật phụ thuộc vào bộ khung của hình.
+ Nghệ thuật: đặc trưng văn hóa của nước đăng cai cần được thể hiện tinh tế trong mỗi biểu tượng.
+ Hòa hợp: bộ ảnh cần phải có sự phối hợp ăn ý với logo của nước đăng cai và linh vật.
6. Seoul 1988
Bộ ảnh đại diện các môn thể thao mà Seoul chọn có điểm đặc biệt khi thể hiện sự phân biệt rõ ràng giữa phần thân, tay và chân của vận động viên.
7. Barcelona 1992
Thiết kế đồ họa: Josep Trias. |
8. Atlanta 1996
Thành phố Atlanta chọn bộ biểu tượng khá bắt mắt với hình ảnh các môn thể thao màu đen trên nền màu cam. Đây là một sự phối màu theo lối cổ điển. Cách thể hiện hình ảnh cũng cầu kì, chi tiết, thậmchí thể hiện rõ các cơ bắp của vận động viên.
9. Sydney 2000
Sydney lại chọn cách thể hiện có phần vui nhộn và phá cách hơn hẳn. Bộ khung ảnh không còn đơn độc một màu như trước đây mà có sự phối trộn nhiều màu sắc linh hoạt.
10. Athens 2004
Bộ ảnh đại diện của thành phố Athens được đánh giá là đậm đà bản sắc dân tộc nhất. Nền cam của bức ảnh được cách điệu từ những mảnh đồ gốm nổi tiếng của HyLạp. Còn thiết kế dáng người nhân vật là sự tái hiện sáng tạo các họa tiết trên gốm xưa. Có thể xem mỗi bức ảnh là một bức phù điêu đẹp về các môn thể thao, gợi nhớ lại những kì Olympic xa xưa đầu tiên.
11. Bắc Kinh 2008
Giám đốc thiết kế: Min Wang. |
12. London 2012
London năm nay lựa chọn cách thiết kế hiện đại, phối hợp nhiều màu sắc giống như Sydney 2000. Tuy nhiên, màu sắc của Luân Đôn có phần tươi sáng hơn và các nét vẽ cũng chi tiết chứ không cách điệu.
(Tường Vy - theo iOne.net)
(Ảnh: CP)
Nhận xét
Đăng nhận xét