Nguồn gốc một số "từ lóng" trong làng game Việt

Phá đảo

Thông thường, cụm từ "Phá đảo" thường chỉ được dùng trong các game offline để ám chỉ khi mà người chơi đã vượt qua tất cả các map, hoàn thành tất cả các nhiệm vụ cũng như đánh bại tất cả các con trùm trong game. Sau khi chiến thắng được con Boss cuối cùng, chúng ta được coi là đã "phá đảo" trò chơi đấy và đây đã trở thành một từ khá thông dụng đối với game thủ Việt. Thậm chí, trong giao tiếp hàng ngày, để nói về việc đã chơi hết một tựa game nào đó, chúng ta chỉ cần nói rằng mình đã "phá đảo" tựa game đó là người khác sẽ tự hiểu.


Tuy nhiên, ít ai biết rằng thực ra từ "phá đảo" bắt nguồn từ chính tựa game Contra nổi tiếng trên hệ máy NES từ ngày xưa. Sau khi đánh bại con trùm cuối cùng, màn hình sẽ chuyển sang đoạn phim với cảnh người chơi ngồi trên máy bay rời khỏi hòn đảo đang sắp sửa nổ tan tành. Từ đây, cụm từ "phá đảo" được xuất hiện để ám chỉ về việc bạn đã hoàn thành một tựa game nào đó. Quả thực là cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn khó có thể tìm được một từ ngữ nào tiện ích và thông dụng hơn từ lóng đặc biệt này.

Cắm chuột

Cắm chuột vốn là một từ lóng rất hay được người chơi sử dụng khi họ không còn ngồi trước màn hình máy tính nhưng vẫn để cho nhân vật của mình hoạt động nhờ phần mềm Auto tự đánh. Lúc này, game thủ vì phải bận việc ở bên ngoài hay một số nguyên nhân khác đã không còn trước máy tính nhưng họ vẫn muốn cho nhân vật của mình được cày kéo, lên level. Khi đó, nhân vật được gọi là đang ở trong trạng thái "cắm chuột".


Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết, nhiều người chơi phải ngồi ở các tiệm Internet nên thường phải nói chuyện với chủ hàng rằng họ vẫn muốn "cắm chuột", vẫn để cho máy tính hoạt động và không để cho người khác ngồi vào khi mình có việc bận phải ra ngoài. Khi mà tâm lý đua top, cày kéo cùng tính ăn thua ngày càng được đẩy mạnh trong làng game Việt thì bắt buộc, người chơi phải biết tranh thủ từng giây, từng phút để nhân vật liên tục được hoạt động. Từ đây, từ ngữ cắm chuột ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Vậy thì tại sao người ta lại sử dụng từ ngữ này? Câu trả lời đến từ tựa game online MU và khi nhắc đến trò chơi này, chắc hẳn trong chúng ta ai cũng nhớ về hình ảnh con chuột được cắm một que tăm vào để liên tục đánh quái luyện level. Không chỉ riêng MU, mà trong thời gian đầu khi Võ lâm truyền kỳ được VNG phát hành ở Việt Nam, hình thức cắm chuột bằng que tăm cũng thường được áp dụng để cày đêm, luyện level. Hình ảnh con chuột cắm tăm đã gắn liền với lịch sử của làng GO Việt Nam trong những ngày đầu chập chững, khi mà auto, plug-in vẫn còn là các khái niệm khá xa lạ với người chơi.

Về nước

Mặc dù cũng có nghĩa gần tương tự với từ "phá đảo" nhưng "về nước" lại không quá phổ biến và trên thực tế, khái niệm về từ lóng này cũng hạn hẹp hơn nhiều. Dẫu vậy, đối với những ai hâm mộ tựa game Mario nổi tiếng của Nintendo thì sẽ không thể không biết tới từ lóng này.


Từ lóng "về nước" ở đây ám chỉ hành động khi Mario kết thúc một màn chơi hay cứu được công chúa. Ở cuối mỗi màn chơi, Mario sẽ phải giật cờ để vào thành, hành động này được người chơi coi là "về nước". Tương tự, sau khi Mario cứu được công chúa cũng sẽ được coi là đã "về nước".

Cave

Cũng giống như KS, danh từ trên đã quá quen thuộc với game thủ Việt. Bắt nguồn từ việc dùng để chỉ cho các class nhân vật có đặc tính phụ trợ, danh từ trên nhanh chóng trở nên phổ biến kể từ khi Võ Lâm Truyền Kỳ được cho ra mắt. Hơn thế nữa, ở rất nhiều game online, các class nhân vật có tính năng phụ trợ (buff) lại thường là... phái nữ.

Các class nhân vật phụ trợ thường bị gọi chung với tên gọi "cave".

Rất có thể nhiều người cho rằng việc các phái buff với tác dụng hồi phục máu, mana nhanh cũng giống như việc các nữ nhân viên xinh đẹp chuyên phục vụ mát xa, tẩm quất... để hồi phục lại sức khỏe như ở ngoài đời vậy. Hiện nay thì hầu như người ta rất ít khi gọi tên môn phái mà thường dùng từ lóng này để dùng chung cho những môn phái đi theo dòng phụ trợ. Thậm chí, cả những class nhân vật dù là nam nhưng nếu đi theo hướng phụ trợ thì vẫn bị gọi bằng từ lóng này.



Có thể khẳng định rằng đây là một trong những từ ngữ được sử dụng nhiều nhất trong thế giới game online thế nhưng chắc hẳn không nhiều bạn biết được nguồn gốc của nó. Từ "gà" chính thức xuất hiện vào khoảng năm 2003, 2004 và được biết đến đầu tiên ở tựa game Gunbound bởi cấp độ đầu tiên của trò chơi này chính là "gà con".

Kể từ đó, mỗi khi game thủ có những pha bắn ngớ ngẩn thì lập tức bị game thủ cùng phòng khác mỉa mai rằng "đúng là trình độ gà con". Dần dần từ gà được áp dụng rộng rãi hơn ở các tựa game online và thậm chí là các tựa game eSport khác.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bật mí cuộc sống loài ong mật

Biểu tượng môn thể thao Olympic qua các thời kì

3 dịch vụ xem TV Online cực hay và miễn phí