9 vùng đất cần nhanh chân tới thăm trước khi chúng biến mất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, mực nước biển dâng và cả hoạt động sống của con người mà 9 vùng đất dưới đây đang phải đối mặt với nguy cơ biến mất hoàn toàn trên bản đồ thế giới trong một ngày không xa.

Biển Chết


Nếu bạn muốn có cơ hội một lần trong đời được chèo thuyền trên những luồng nước mặn chát thuộc vùng Biển Chết thì hãy nhanh chân tới ngay khu vực này bởi mực nước trong hồ đã sụt giảm một cách nhanh chóng tới 25 m chỉ trong vòng 40 năm qua.

Biển Chết là một hồ muối khổng lồ bao phủ cả Jordan, Israel, khu Bờ Tây và là nơi thấp nhất trên bề mặt Trái đất.

Trong những năm 1950, các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông bao gồm cả Jordan và Israel, đã chặn nguồn nước đổ vào khu vực Biển Chết. Sau đó sử dụng nguồn nước này để sản xuất nước uống cho người dân. Hậu quả là mực nước trong hồ ngày càng sụt giảm, với kỷ lục là 1 m/năm.

Kyoto, Nhật Bản


Khi mà thành phố cổ xưa Kyoto ngày càng bị hiện đại hóa, thì nhiều ngôi nhà machiya làm bằng gỗ – nét văn hóa tiêu biểu của Nhật Bản cũng đã biến mất một cách nhanh chóng.

Machiya là những ngôi nhà làm bằng gỗ được trưng dụng làm chỗ ở và nơi làm việc cho tầng lớp thương gia tại Kyoto thuộc thời đại Edo của Nhật Bản kéo dài từ năm 1603 – 1867.

Quần đảo Solomon


Hình ảnh những con cá mập viền đen bơi lội trên Tetapare – hòn đảo nhiệt đới lớn nhất khu vực Bán cầu Nam có khả năng biến mất trong thời gian tới.

Theo Tổ chức bảo tồn thế giới, nguyên nhân khiến quần đảo Solomon bị đẩy tới bờ diệt vong là do nạn chặt đốn gỗ bừa bãi tại khu vực này đã diễn ra hoành hành trong nhiều năm qua.

Công viên quốc gia băng tuyết Montana, Mỹ


Theo Sở quản trị Công viên quốc gia Hoa Kỳ, Công viên quốc gia băng tuyết Montana sẽ sớm đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân dạng do những tác động của thời tiết. Giới khoa học dự báo chỉ tới năm 2020, toàn bộ khu vực Công viên quốc gia Montana sẽ không còn được một sông băng nào bao phủ.

Vảo năm 1910 – thời điểm Công viên này được thành lập, toàn bộ Công viên được bao phủ bởi 150 sông băng. Tuy nhiên chỉ sau 1 thế kỷ tức là năm 2010, Công viên chỉ còn lại 25 sông băng rộng hơn 10 héc-ta.

Việc mất đi những dòng sông băng sẽ mang tới những hậu quả nghiêm trọng với hệ sinh thái trong Công viên cũng như ảnh hưởng tới vẻ đẹp vốn có của nơi đây từng thu hút sự quan tâm và tò mò của nhiều du khách.

Ngoài ra, khi không còn những dòng sông băng chảy thường xuyên thành các dòng suối nước ngọt, thì nhiệt độ nước tại đây cũng sẽ trở nên ấm hơn, khiến một số sinh vật thủy sinh bị chết trong đó có cá hồi.

Bhutan


Bhutan - đất nước Phật giáo càng xa lạ với thế giới bao nhiêu thì những nét truyền thống lịch sử nơi đây càng được lưu giữ lâu bền bấy nhiêu.

Điển hình là tác động của ngành du lịch. Các nhà sư sinh sống trên Tu viện Phajoding hẻo lánh vừa phải cố gắng tu hành để quên đi những mưu sinh thường ngày nhưng vẫn phải niềm nở đón chào khách du lịch tới thăm quan ngôi chùa. Theo đó, càng nhiều khách tới thăm quan, thì các nhà sư càng khó có thể đạt được sự cân bằng trong tâm hồn.

Rừng Đại Tây Dương, Nam Mỹ


Khu rừng Đại Tây Dương trải dài trên diện tích rộng 1,35 triệu km2, kéo dài từ Brazil, Paraguay, Argentina, và Uruguay.

Tuy nhiên do nạn đốn gỗ hoành hành và phá rừng làm nông nghiệp, khu rừng thu hẹp lại chỉ bằng 7% so với diện tích ban đầu và tồn tại dưới dạng những mảng rừng với diện tích mỗi mảng khoảng 24 héc-ta.

Núi Kilimanjaro, Tanzania


Theo Tổ chức Liên Hiệp Quốc, núi Kilimanjaro đã được hình thành ít nhất 10.000 năm trước, song khoảng 80% sông băng trên ngọn núi này đã biến mất trong thế kỷ qua.

Chính những tác động từ hiện tượng khí hậu toàn cầu ngày càng ấm hơn và mục đích sử dụng đất thay đổi đã khiến số lượng sông băng suy giảm trên ngọn núi lớn nhất châu Phi này.

Everglades, Florida


Khu vực đầm lầy cận nhiệt đới Everglades chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như sự xâm chiếm của các loài trăn, nguồn nước bị ô nhiễm và cả những hoạt động vui chơi, giải trí của con người tại khu vực này.

Nguy hiểm hơn là trong những thập kỷ tới khi mực nước biển dâng cao kéo theo một lượng lớn muối biển xâm mặn, ảnh hưởng tới quá trình phát triển của hệ sinh thái dưới nước như các loài cỏ và cây đước.

Sau khi phân tích các mẫu đất đá, mực thủy triều và những thông số thu thập từ vệ tinh trong thế kỷ qua, Chương trình nghiên cứu biến đổi toàn cầu của Mỹ cho biết mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng từ 10 – 20 cm.

Trong tương lai, những rặng thông được trồng trong Công viên quốc gia Everglades có khả năng biến mất do hàm lượng muối trong nước tăng cao. Ngoài ra, những đầm lầy trong công viên – nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật như chim sẻ biển Cape Sable – loài động vật nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Mỹ, cũng sẽ bị thu nhỏ lại nhanh chóng.

Maldives


Những cột khói do đốt rác thải tràn lan khắp vùng đất Thilafushi, Maldives – đất nước nằm ở vị trí thấp nhất so với bề mặt Trái đất. Maldives cũng là nước có nguy cơ bị nhấn chìm xuống lòng đại dương do mực nước biển dâng cao.

Chỉ 200 trên tổng số 1.192 hòn đảo của Maldives còn có người ở. Nguy cơ số hòn đảo có người dân sinh sống sẽ còn giảm hơn nữa nếu như mực nước biển tại khu vực Biển Ấn Độ dâng cao hơn nữa.

Trong đó, thủ phủ Male của Maldives – khu vực nằm thấp nhất, là nơi chịu tác động mạnh mẽ nhất từ hiện tượng nước biển dâng.

(Minh Thu - Infonet)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bật mí cuộc sống loài ong mật

Biểu tượng môn thể thao Olympic qua các thời kì

3 dịch vụ xem TV Online cực hay và miễn phí